Tố tụng hình sự

Quyền con người là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Để đảm bảo quyền con người trong xã hội nói chung, các bản Hiến pháp của nước ta đều đã có nhiều điều khoản nhấn mạnh quyền công dân trong đó không thể không kể đến quyền bào chữa và những bảo đảm cần thiết để quyền đó được thực hiện.

Sự tham gia của luật sư ở các giai đoạn tố tụng không chỉ đảm bảo quyền bào chữa được Hiến định mà còn góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố và xét xử của các Cơ quan tiến hành tố tụng. Việc bào chữa trong vụ án hình sự không những không cản trở mà còn thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tội phạm, giúp khắc phục những sai lầm trong việc xử lý vụ án. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác bằng những phương tiện hợp pháp, luật sư thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền công dân, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở Việt nam.

MLF tham gia tranh tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố vụ án để bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự:

  • Luật sư có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
  • Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS;
  • Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
  • Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
  • Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sư.
  • Làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
  • Luật sư bào chữa tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị can,bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Địa vị tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ của luật sư bào chữatrong vụ án nói chung, tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi do pháp luật quy định.
  • Nhiệm vụ của luật sư bào chữa là sử dụng các biện pháp hợp pháp để bào chữa gỡ tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo; luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
  • MLF là nơi hội tụ nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực luật sư bào chữa vụ án hình sự.
  • Trước khi diễn ra phiên tòa, luật sư cần phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, thu thập các bằng chứng và chứng cứ có lợi cho thân chủ. Khi phiên Tòa  diễn ra, luật sư cần phải theo dõi sát diễn biến của phiên tòa để giúp đỡ thân chủ của mình về mặt pháp lý trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng; bảo vệ thân chủ của mình khỏi những trường hợp dụ cung, mớm cung, bức cung hoặc những câu hỏi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của thân chủ từ phía những người xét hỏi.

Nhiệm vụ bào chữa của luật sư là căn cứ vào thực tế vụ án xảy ra và căn cứ, quy định của pháp luật để trình bày trước Tòa trong phần tranh luận nhằm loại bỏ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà luật sư được mời bảo vệ.

  • Luật sư sẽ Bào chữa theo hướng không phạm tội:

Thông thường luật sư cần nhận xét về những thiếu xót, vi phạm trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử dẫn tới việc xử lý oan đối với bị cáo.; phân tích các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ, đối chiếu với các dấu hiệu cấu thành tội phạm để khẳng định việc truy cứu trách nhiệm hình sự là không có căn cứ, khẳng định bị cáo không phạm tội, khôi phục các quyền lợi ích hợp pháp cho bị cáo.

Bàochữa của luật sư theo hướng một tội danh hoặc khung hình phạt nhẹ hơn tội danh và hình phạt mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Luật sư cần tập trung làm rõ những tình tiết liên quan tới cấu thành tội phạm , các tình tiết định khung hình phạt, phân tích, đối chiếu với các quy định của bộ luật hình sư để khẳng định hành vi của bị cáo không cấu thành tội danh mà viện kiểm sát truy tố mà cấu thành một tội khác nhẹ hơn hoặc thuộc khung hình phạt nhẹ hơn.

  • Bào chữa nhằm làm giảm nhẹ mức hình phạt

Luật sư cần phân tích nguyên nhân, hoàn cảnh xảy ra vụ án, trình bày các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần áp dụng đối với bị cáo, những tình tiết thuộc về nhân thân, hoàn cảnh gia đình bị cáo có ý nghĩa để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đề xuất với hội đồng xét xử quyết định loại và mức hình phạt thấp.

  • Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,luật sư cần khai thác những chứng cứ khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo; thiệt hại thực tế đã xảy ra; thiệt hại vật chất và tổn thất về tinh thần; mức độ trách nhiệm đối với hậu quả đã xảy ra của thân chủ mà mình bảo vệ; mối quan hệ giữa thân chủ mà mình bảo vệ với bị cáo và các đương sự khác trong vụ án….Từ đó luật sư đưa ra những luận điểm có lợi để bào chữacho thân chủ. Đối với người bị hại, luật sư có thể bào chữa, phân tích, đề xuất các vấn đề liên quan tới cả phần hình sự và phần bồi thường thiệt hại nhưng đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, luật sư bào chữa chỉnên đề cập tới phần trách nhiệm, quyền lợi của họ trong vụ án.

Luật Sư MLF cam kết làm hài lòng khách hàng.