Các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại

157
Bộ luật Lao động 2019: 6 loại tranh chấp lao động không cần qua hòa giải
Nguồn ảnh: Internet

1. Các phương thức giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy địnhvề những hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, có tất cả 4 phương thức giải quyết tranh chấp, đó là: Thương lượng, Hòa giải, Tòa án hoặc Trọng tài.

– Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

– Hòa giảilà phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

– Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

– Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với kết quả cuối cùng là phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

2. Thương lượng

– Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế nội bộ (cơ chế tự giải quyết) thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.

– Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hay quy định mang tính khuôn mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.

– Việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảm đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

3. Hòa giải

– Việc giải quyết tranh chấp có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.

– Quá trình hòa giải của các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải.

– Kết quả hòa giải được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải.

4. Tòa án

– Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

– Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

– Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử của tòa án: cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bằng thẩm quyền của mình tòa án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại các bản án, quyết định của tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật. Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định.

5. Trọng tài thương mại

– Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

– Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên thực hiện thông qua Hội đồng trọng tài gồm một trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng gồm nhiều trọng tài viên.

– Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại bảo đảm sự kết hợp hai yếu tố: thỏa thuận và phán quyết.

– Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật.

– Phán quyết của trọng tài là chung thẩm.