NHỮNG TRƯỜNG HỢP VỢ, CHỒNG KHÔNG ĐƯỢC YÊU CẦU ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN

174

 1. Đơn phương ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Theo Khoản 3 Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hai trường hợp không được yêu cầu ly hôn đơn phương như sau:

– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Trong trường hợp này thì pháp luật đang hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Tuy nhiên đây là một điều khoản nhằm bảo vệ người vợ trong thời kì thai sản, để hạn chế tối đa nhất những khó khăn của người vợ khi đang mang thai. 

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Theo quy định này, trong trường hợp không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu ly hôn.